PDHPE: Cùng Jaguars nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần

30 Tháng Chín, 2024

Phát triển Cá nhân, Sức khỏe và Giáo dục Thể chất (PDHPE) là một trong những môn học nổi bật tại SISS – ngôi trường tiên phong triển khai chương trình Bang New South Wales (Úc) tại Việt Nam.

Bộ môn này giúp học sinh suy nghĩ phản biện, giải quyết vấn đề và đưa ra những quyết định phù hợp, có liên quan đến sức khỏe, sự an toàn, tinh thần và các hoạt động thể chất. Bên cạnh đó, đối với học sinh Khối Trung học, các em cũng sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn khi sử dụng không gian mạng để qua đó, các em có thể trở thành những người dùng sáng suốt, thông minh và không bị chi phối bởi những ảnh hưởng tiêu cực. Một số lĩnh vực thường được đề cập trong chương trình giảng dạy PDHPE của các trường ở New South Wales có thể kể đến như:

  • Giáo dục bảo vệ trẻ em và tôn trọng các mối quan hệ
  • Giáo dục về ma túy
  • Giáo dục về sức khỏe thể chất
  • Giáo dục về sức khỏe tình dục
  • Giáo dục về đời sống
  • Giáo dục về sức khỏe tinh thần

Riêng tại SISS, giáo dục về bảo vệ trẻ em và giáo dục về sức khỏe tinh thần, thể chất là hai lĩnh vực được chú trọng giảng dạy bởi các lý do sau:

  • Học sinh cần được trang bị những phương pháp tự bảo vệ bản thân khỏi lạm dụng.
  • Học sinh cần được nuôi dưỡng một nền tảng sức khỏe tinh thần vững chắc.
  • Học sinh cần học được cách kết nối với người lớn và những người xung quanh, đặc biệt là trong một thế giới đầy biến động như hiện nay.
  • Học sinh cần được đối xử tôn trọng và được bảo vệ khỏi những mối nguy hiểm.
  • Học sinh cần được trao đầy đủ quyền hạn để học tập, phát triển và đóng góp cho xã hội.
  • Học sinh cần được tiếp cận với các nguồn tài nguyên học tập.
  • Học sinh cần được học cách nhìn nhận, phát hiện và báo cáo các trường hợp bị lạm dụng.
  • Học sinh được trang bị những kỹ năng đầy đủ để đảm bảo một sức khỏe thể chất tốt.

PDHPE áp dụng 7 mô hình dạy và học sau đây để có thể giúp học sinh tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và nâng cao sức khỏe tinh thần một cách hiệu quả hơn:

  • Direct Instruction (Hướng dẫn trực tiếp): Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn.
  • Cooperative Learning (Học tập hợp tác): Học sinh học cùng nhau.
  • Personalised System for Instruction (Hệ thống hướng dẫn được cá nhân hóa): Học sinh tiến bộ nhanh hay chậm tùy theo nhu cầu và khả năng của mình.
  • Peer Teaching (Học cùng bạn bè): Học sinh hướng dẫn cho học sinh khác.
  • Inquiry Teaching (Học theo phương pháp tìm tòi): Học sinh là trung tâm của quá trình tìm tòi và đóng vai trò là người giải quyết vấn đề.
  • Tactical Games (Trò chơi chiến thuật): Phát triển kỹ năng và sự hiểu biết chiến thuật được phát triển thông qua trò chơi.
  • Teaching for Personal and Scoial Responsibility (Giảng dạy vì trách nhiệm cá nhân và xã hội): Học sinh học thông qua việc tự chịu trách nhiệm, được trao quyền và phát triển các mối quan hệ.

Tùy vào khối lớp và từng cá nhân, Nhà trường sẽ đưa ra những phương pháp học tập khác nhau để hỗ trợ các em trong bộ môn này. Đội ngũ giáo viên nước ngoài của SISS phụ trách bộ môn này cũng đồng thời được trang bị đầy đủ kiến thức theo tiêu chuẩn của NESA (Cơ quan Quản lý Giáo dục Bang New South Wales – New South Wales Education Standards Authority). Qua đó, các thầy cô có thể đồng hành cùng các em học sinh trên hành trình kiến tạo nên một môi trường học tập nói không với bạo lực và một cộng đồng hạnh phúc, mạnh khỏe.

Trở lại Cuộc sống học đường
right arrow time clock pin e