Dự án cộng đồng

Build A Better Tomorrow

Quan tâm và Trách nhiệm là hai trong số những giá trị cốt lõi mà SISS luôn chú trọng hướng đến để nỗ lực xây dựng một cộng đồng gắn kết, giàu lòng nhân ái, giàu tình yêu thương và biết sẻ chia. Thông qua các dự án, chương trình và hoạt động thuộc khuôn khổ Quỹ vì cộng đồng “Build A Better Tomorrow”, Nhà trường hy vọng mỗi thành viên trong ngôi nhà chung SISS sẽ san sẻ và giúp đỡ những hoàn cảnh kém may mắn ở khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, các em cũng sẽ có cơ hội đề xuất ý tưởng và tham gia vào quá trình tìm hiểu, giải quyết các vấn đề mang tính cộng đồng. Từ đó, các em sẽ nhận thức rõ hơn vai trò của mình và quyết tâm thực hiện những hành động có ý nghĩa để góp phần xây dựng một xã hội bền vững và phát triển.

background

Mục tiêu của các Dự án cộng đồng

service-objectives-objectives-1
Hỗ trợ và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn
service-objectives-objectives-2
Tăng cường tính kết nối xã hội cho học sinh
service-objectives-objectives-3
Tạo môi trường giáo dục giàu tính nhân văn
service-objectives-objectives-4
Lan tỏa giá trị của lòng nhân ái và sự sẻ chia
service-objectives-objectives-5
Nâng cao tinh thần đoàn kết và sự gắn kết cộng đồng
service-objectives-objectives-7
Đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội

Danh sách dự án

Yên Bái, vì ngày mai tươi đẹp (Giai đoạn 2)

Yên Bái, vì ngày mai tươi đẹp

tre-em-yen-bai-siss-2
Ngân sách: 329.329.348 VNĐ
Dự án “Xây hiện tại – Dựng tương lai” tại Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái (Giai đoạn 2)
Vấn đề chỗ ở luôn là một trong những yếu tố chính gây nên không ít khó khăn cho các em học sinh vùng cao trong việc tiếp cận con chữ. Thị trấn Sơn Thịnh, Huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái hiện là nơi theo học của phần đông học sinh người H'Mông, trong đó có 96 trên 654 học sinh đang theo học tại Trường THPT Sơn Thịnh và 74 trên 665 học sinh theo học tại THCS Sơn Thịnh. Tuy nhiên, vì các bất cập về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế và sự thiếu hụt về phương tiện đi lại, một số em học sinh cần một nơi ở ổn định để không bị gián đoạn việc đến trường. Dự án nhằm xây dựng và mở rộng hệ thống nhà ở gần trường cho khoảng 40 – 50 em học sinh người H'Mông tại đây.

Dự án được triển khai trên khu vực có diện tích 118,56 m2 với các phòng ngủ và phòng học được chia thành 2 giai đoạn: Năm học 2023 - 2024 và Năm học 2024 - 2025.
du-an-cong-dong-yen-bai-10
Ngân sách: 600.000.000 VNĐ
Dự án “Cầu nối Công nghệ”
Theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 được áp dụng cuốn chiếu từ năm học 2020, Tin học trở thành môn học tự chọn ở khối lớp 1 – 2 và là môn học bắt buộc từ lớp 3 trở đi. Thế nhưng, hầu hết các trường học tại khu vực vùng núi của Tỉnh Yên Bái đến nay vẫn chưa được trang bị máy tính, tạo nên những bất cập và khó khăn khi học sinh rất khó để tiếp cận môn học này.

Dự án dự kiến hỗ trợ đầu tư 4 phòng Tin học tại 4 điểm trường trên địa bàn tỉnh thông qua việc trang bị hệ thống 20 máy vi tính ở mỗi điểm trường để phục vụ nhu cầu học tập, tiếp cận công nghệ và đảm bảo điều kiện thực hành cho các em.
tre-em-yen-bai-siss-2
Ngân sách: 628.368.000 VNĐ
Dự án “Xây hiện tại – Dựng tương lai” tại Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái (Giai đoạn 1)
Đối với các em học sinh vùng cao, một trong những khó khăn cấp thiết khiến các em gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận con chữ là vấn đề về chỗ ở. Thị trấn Sơn Thịnh, Huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái hiện là nơi theo học của phần đông học sinh người H'Mông, trong đó có 96 trên 654 học sinh đang theo học tại Trường THPT Sơn Thịnh và 74 trên 665 học sinh theo học tại THCS Sơn Thịnh. Tuy nhiên, vì các bất cập về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế và sự thiếu hụt về phương tiện đi lại, một số em học sinh cần một nơi ở ổn định để không bị gián đoạn việc đến trường.

Dự án được thành lập nhằm mục đích xây dựng và mở rộng hệ thống nhà ở gần trường cho khoảng 40 – 50 em học sinh người H'Mông. Dự án dự kiến được triển khai trên mảnh đất khoảng 134,4 m2, trong đó, 118,56 m2 sẽ được ưu tiên cho các phòng ngủ và phòng học. Phần diện tích còn lại sẽ được sử dụng để xây dựng khu sinh hoạt cộng đồng. Trong năm học 2023 - 2024, dự án dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 với khoảng 30 - 40m2.
Thời gian thi công dự kiến: 3 tháng 15 ngày
tre-em-yen-bai-siss-1
Ngân sách: 171.072.000 VNĐ
Dự án “Cộng đồng gắn kết” tại Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái
Với trẻ em vùng dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc H’Mông nói riêng, việc gìn giữ, duy trì và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống là điều vô cùng quan trọng. Với các em học sinh đang theo học tại Trường THCS Sơn Thịnh và Trường THPT Sơn Thịnh, điều này lại có ý nghĩa đặc biệt khi các em sẽ là tương lai của dân tộc H’Mông.

Bên cạnh dự án “Xây hiện tại – Dựng tương lai” với mục tiêu xây dựng nhà ở cho các em học sinh H’Mông tại Thị trấn Sơn Thịnh, Huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái, Nhà trường cũng đồng thời triển khai song song dự án “Cộng đồng gắn kết”. Dự án sẽ mang đến khu sinh hoạt cộng đồng và nhà ăn cho các em trên tổng diện tích đất là 71,28 m2 (trên 134,4 m2 cho tổng dự án nhà ở và khu sinh hoạt cộng đồng). Đây sẽ là nơi các em có thể vui chơi, thư giãn sau giờ học cũng như có không gian để học dân ca, dân vũ hoặc chơi các trò dân gian của dân tộc mình.
Thời gian thi công dự kiến: 3 tháng 15 ngày
tre-em-yen-bai-siss-5
Ngân sách: 152.000.000 VNĐ
Dự án “Chạm tương lai – Nối tri thức” tại Túc Đán, Trạm Tấu, Yên Bái
Theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 được áp dụng cuốn chiếu từ năm học 2020, Tin học trở thành môn học tự chọn ở khối lớp 1 – 2 và là môn học bắt buộc từ lớp 3 trở đi. Tuy nhiên, các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH & THCS Túc Đán (thuộc Thôn Pate) đến nay chưa được trang bị máy vi tính để tiếp cận môn học này. Hiện nay, trường có khoảng 989 học sinh, trong đó có 431 học sinh THCS bắt buộc phải có máy tính để học môn Tin học. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các em vẫn phải sử dụng nhờ phòng vi tính của trường bên cạnh và luôn gặp bất cập trong việc thực hành máy vi tính.

Trước những khó khăn này, dự án “Chạm tương lai – Nối tri thức” dự kiến hỗ trợ đầu tư phòng Tin học cho nhà trường bằng cách trang bị hệ thống 20 máy vi tính để phục vụ nhu cầu học tập, tiếp cận công nghệ và đảm bảo điều kiện thực hành cho các em.
tre-em-yen-bai-siss-6
Ngân sách: 245.040.000 VNĐ
Dự án “Êm chân đến trường – Nối liền ước mơ” tại Phình Hồ, Trạm Tấu, Yên Bái
Hạ tầng giao thông kém và đường xá hiểm trở khiến cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Tại Bản Tà Chử, Xã Phình Hồ, Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái, người dân luôn phải đối diện với những mối đe dọa trong sinh hoạt hằng ngày do phương tiện đi lại còn rất thô sơ, đường dốc cao, hiểm trở, trơn trượt và nguy hiểm. Đó là chưa kể vào những lúc mưa lũ gây sạt lở, việc tiếp cận các điểm sinh hoạt như trường học, bệnh xá gần như bất khả kháng.

Điều đó cũng gây ra không ít khó khăn cho hơn 645 em học sinh trong việc di chuyển đến trường để tiếp cận con chữ. Có thể nói, những nguy hiểm hiện hữu trên con đường đến trường đã phần nào khiến các em chùn bước trên con đường tìm kiếm tri thức. Do đó, dự án “Êm chân đến trường – Nối liền ước mơ” sẽ hỗ trợ xây dựng khoảng 1 ki-lô-mét đường bê tông ở đoạn dốc đá nguy hiểm nhất cho người dân ở Bản Tà Chử. Qua đó, dự án sẽ giúp người dân và các em học sinh nơi đây thuận tiện hơn trong việc đi lại và giảm thiểu các mối đe dọa về giao thông.
icon-donation-information

Số tiền gây quỹ

Từ ngày 01/08/2024 đến ngày 31/07/2025
Tổng số tiền đã thu được:
26.490.000 VNĐ
Đến ngày:
24/12/2024
icon-donation-information

Số tiền gây quỹ

Từ ngày 01/08/2023 đến ngày 31/07/2024
Tổng số tiền đã thu được:
53.895.000 đồng
Đến ngày:
06/07/2024
right arrow time clock pin e