Những phương pháp giúp khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ thăng hoa
Đâu là những phương pháp phổ biến mà nhà trường, phụ huynh có thể áp dụng để giúp học sinh phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt hơn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Bàn về việc học ngôn ngữ
Ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ hình thể,… đều là cái chúng ta sử dụng để biểu đạt ý tưởng, cảm nghĩ của bản thân đối với một sự vật, sự việc. Có thể nói, ngôn ngữ là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người.
Có ngôn ngữ, ông cha tới mới có “công cụ” để giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ xã hội, phát triển và mở rộng cộng đồng. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của quá trình hội nhập, vai trò của ngôn ngữ lại trở nên quan trọng hơn khi chúng ta sử dụng nhiều loại ngôn ngữ để giao tiếp với đa dạng nhóm người.
Tuy nhiên, trên thực tế, sự phát triển của công nghệ và yêu cầu khắt khe về tốc độ đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến ngôn ngữ. Song song với việc phát triển nhiều từ mới, thế hệ trẻ ưa chuộng việc sử dụng các câu từ ngắn gọn, viết tắt, kết hợp nhiều thứ tiếng,… Các câu từ phức tạp, các từ mang ý nghĩa sâu xa, các câu văn Hán Việt đã không còn được sử dụng nhiều.
Một trong những yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục hiện đại là làm thế nào để học sinh ở mọi lứa tuổi có thể nuôi dưỡng và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ lưu loát, phong phú và đúng chuẩn mực ở những môi trường và cộng đồng khác nhau. Đặc biệt là làm thế nào để các em vừa gìn giữ sự giàu có và đa dạng của tiếng mẹ đẻ vừa học hỏi những cái hay, cái mới của các thứ tiếng khác.
2. Các phương pháp học ngôn ngữ hiện nay
Hiện nay, nhiều tổ chức giáo dục và trường học đã và đang áp dụng một số phương pháp học phổ biến để giúp trẻ nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ. Những phương pháp này được kết hợp đan xen với chương trình học ở nhiều cách thức khác nhau.
2.1 Play-based learning
Play-based learning là phương pháp được sử dụng vô cùng phổ biến. Trong tiếng Việt, chúng ta thường hiểu đây là phương pháp “học mà chơi – chơi mà học” và thường hiệu quả với các em học sinh nhỏ tuổi. Học sinh sẽ tham gia một số trò chơi được xây dựng nội dung một cách bài bản để đạt được kết quả do giáo viên đặt ra.
Ví dụ, thông qua các tiết Kể chuyện (Story telling), học sinh sẽ phải tự mình tìm vốn từ, xây dựng câu chuyện có sẵn hoặc tự sáng tạo nên để truyền đạt đến người nghe. Qua đó, học sinh sẽ trau dồi cách dùng những vốn từ sẵn có và phát triển thêm nhiều từ vựng, ngữ pháp mới. Phương pháp thích hợp cho việc học tiếng Việt và cả ngôn ngữ khác, như tiếng Anh, tiếng Pháp,…
2.2 Task-based learning
Phương pháp này có tên đầy đủ là Task-based Language Teaching Approach, được diễn giải là cách học sinh học ngôn ngữ thông qua những nhiệm vụ nhỏ được chia theo nhiều dạng: cá nhân hoặc theo nhóm. Người học sẽ vận dụng kiến thức ngôn ngữ để tìm hiểu về một đề tài hoặc vấn đề thiết thực trong cuộc sống (Real-world problems) và trình bày thành quả, sản phẩm dưới nhiều hình thức sáng tạo.
Ví dụ, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh trình bày về một vấn đề trong thực tiễn, sau đó, giáo viên có thể cung cấp hoặc khuyến khích học sinh trao đổi về mở rộng ý tưởng, cách trình bày. Dựa vào kiến thức và kỹ năng cá nhân, học sinh sẽ trình bày về vấn đề đó trước lớp. Không chỉ vậy, học sinh được khuyến khích phản biện, tranh luận một cách tích cực và cởi mở với nhau về những vấn đề liên quan.
2.3 Project-based learning
Với phương pháp project-based learning, học sinh sẽ phải tham gia thực hiện một dự án có phạm vi trong nhóm, trong lớp, trong trường hoặc thậm chí là trong xã hội. Phương pháp này vượt trội vì nó đặt người học vào môi trường thực tế, đòi hỏi người học phải thuần thục tính ứng dụng, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng trình bày, biện luận.
Ví dụ, người học sẽ được tìm hiểu về vấn đề trầm cảm ở lứa tuổi thiếu niên. Sau đó, học sinh sẽ làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để trình bày những thông tin như các triệu chứng, các dấu hiệu nhận biết, một bệnh án mô phỏng, cách chữa trị,… Học sinh được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn giải về vấn đề này để từ đó, các em không chỉ cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ mà còn bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình.
2.4 Chương trình đọc và viết
Một phương pháp truyền thống khác nhưng mang lại hiệu quả không kém chính là đọc và viết. Phương pháp này phù hợp với học sinh ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, với sự lan rộng của các thiết bị điện tử, việc khuyến khích trẻ đọc và viết hiện nay gặp khá nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhà trường cần phối hợp với gia đình để xây dựng chiến lược đọc và viết phù hợp.
Tại các trường quốc tế, đặc biệt là tại Hệ thống Trường Sydney (SISS) nơi văn hóa đọc rất được đề cao, học sinh có thể tham gia các buổi đọc sách theo chủ đề. Học sinh được tiếp cận thư viện sách giấy và sách điện tử với đa dạng đầu mục, từ sách song ngữ đến các sách chuyên ngành. Đồng thời, học sinh được khuyến khích thực hiện các bài thu hoạch, cảm nghĩ hoặc nhận xét về những gì mình học được từ cuốn sách đã học. Bên cạnh đó, các cuộc thi viết cũng được SISS đầu tư tổ chức với mục đích vừa tạo sân chơi cho những cây viết trẻ tài năng vừa khơi gợi niềm cảm hứng đọc, viết trong học sinh.
Xem thêm: Hỗ trợ học tập tại SISS
Ngoài ra, một số trường học ở các quốc gia khác cũng sử dụng nhiều phương pháp khác như inquiry-based learning, curriculum-based learning,… Mỗi trường học sẽ có chiến lược riêng cho từng loại với mục tiêu giúp học sinh tiếp thu một cách hiệu quả. Ở Việt Nam, những phương pháp này cũng đang được nhiều trường học áp dụng, phụ huynh và nhà trường có thể xem xét để chọn phương pháp phù hợp nhất dành cho học sinh.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Liên hệ với SISS để được giải đáp các thắc mắc về Chương trình đào tạo và tư vấn tuyển sinh.