5 phương pháp giảng dạy độc đáo tại SISS

03 Tháng hai, 2024

Phương pháp giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường học tập hiệu quả và khơi gợi niềm đam mê học tập cho học sinh. Hệ thống Trường Sydney (SISS) tự hào áp dụng 5 phương pháp giảng dạy độc đáo và tiến bộ sau đây, nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện và tạo nên sự khác biệt.

1. Phương pháp The Walker Learning (Walker Learning Approach – WLA)

The Walker Learning là một phương pháp giảng dạy đặc biệt tại SISS, được công nhận quốc tế và đã được triển khai tại Úc, New Zealand và châu Á trong hơn 25 năm. Phương pháp giảng dạy này mang triết lý giáo dục thành công phải bao gồm hai yếu tố chính là kỹ năng cho cuộc sống và kỹ năng học thuật, vì thế, The Walker Learning lấy niềm vui trong học tập, cùng tinh thần luôn muốn tìm hiểu, khám phá là trọng tâm trong triết lý giảng dạy. Thông qua đó, việc học không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà còn khuyến khích học sinh tự tìm hiểu, đặt câu hỏi và suy nghĩ sáng tạo để giải quyết các vấn đề thực tế và chuẩn bị cho tương lai.

The Walker Learning là phương pháp giảng dạy khuyến khích việc tìm hiểu và khám phá theo hướng quan sát, thử nghiệm và phát triển ý tưởng của riêng mình, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với môi trường học tập thực tế. Một vài hoạt động điển hình có thể kể đến như trồng cây, chăm sóc động vật đến việc tạo mô hình và giải quyết vấn đề trong cộng đồng.

Quá trình lập kế hoạch để triển khai The Walker Learning bao gồm việc hoàn thiện chi tiết các tài liệu và bố trí các trang thiết bị hỗ trợ việc học nhằm mục tiêu phát triển 5 chuẩn đầu ra cơ bản cho học sinh về Cảm xúc, Xã hội, Ngôn ngữ, Nhận thức và Thể chất.

The Walker Learning khuyến khích tìm hiểu và khám phá theo hướng quan sát, thử nghiệm và phát triển ý tưởng của riêng mình
The Walker Learning khuyến khích tìm hiểu và khám phá theo hướng quan sát, thử nghiệm và phát triển ý tưởng của riêng mình

2. Phương pháp Project-based Learning (PBL)

Phương pháp giảng dạy Project-based Learning xây dựng năng lực sáng tạo của học sinh để giải quyết các vấn đề khó khăn hoặc không có cấu trúc chặt chẽ, thường là trong các nhóm nhỏ. Thông thường, Project-based Learning đưa học sinh qua các giai đoạn sau:

  • Xác định vấn đề
  • Thống nhất hoặc đưa ra giải pháp và chiến lược để đạt được giải pháp
  • Thiết kế và phát triển nguyên mẫu của giải pháp
  • Tinh chỉnh giải pháp dựa trên phản hồi từ các chuyên gia, người hướng dẫn

Tùy thuộc vào mục tiêu của người hướng dẫn, quy mô và phạm vi của dự án có thể khác nhau rất nhiều. Học sinh có thể hoàn thành bốn giai đoạn được liệt kê ở trên trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều lần trong một tiết học.

Xem thêm: Học tập qua dự án: Trải nghiệm thực tế, kiến thức vững vàng

Project-based Learning là phương pháp giảng dạy cốt lõi mà SISS tận dụng để thúc đẩy sự quá trình học tập sâu sắc và ứng dụng kiến thức vào thực tế.
Project-based Learning là phương pháp giảng dạy cốt lõi mà SISS tận dụng để thúc đẩy sự quá trình học tập sâu sắc và ứng dụng kiến thức vào thực tế.

Tại SISS, giáo viên và học sinh cùng tham gia vào quá trình lựa chọn và xây dựng dự án dựa trên các chủ đề hoặc vấn đề thực tế liên quan đến nhiều lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa và môi trường. Trong quá trình thực hiện dự án theo phương pháp Project-based Learning, học sinh SISS được khuyến khích áp dụng kiến thức từ nhiều môn học khác nhau. Việc tích hợp kiến thức từ các môn giúp học sinh nhận thức được mối liên kết giữa các lĩnh vực và áp dụng kiến thức một cách toàn diện.

Tại SISS, giáo viên và học sinh cùng tham gia vào quá trình lựa chọn và xây dựng dự án
Tại SISS, giáo viên và học sinh cùng tham gia vào quá trình lựa chọn và xây dựng dự án

Project-based Learning là một phương pháp giảng dạy hiệu quả tại Hệ thống Trường Sydney, giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học, hợp tác, giao tiếp và phản biện. Qua việc tham gia vào các dự án thực tế, học sinh có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tế và trở thành những người học tự tin và sáng tạo.

3. Phương pháp Talk 4 Writing

Phương pháp giảng dạy Talk 4 Writing là phương pháp hỗ trợ cho việc học tiếng Anh, được thiết kế bởi nhà giáo dục và nhà văn nổi tiếng người Anh, Pie Corbett, hứa hẹn mang đến cho trẻ em hành trình chinh phục ngôn ngữ đầy hứng khởi và hiệu quả.

Được kiểm chứng bởi nhóm chuyên gia giáo dục tiểu học tại Lewisham (London, Anh), Talk 4 Writing đã khẳng định vị thế của mình trong việc giúp trẻ phát triển sự tự tin ngôn ngữ một cách mạnh mẽ. Hiện nay, Talk 4 Writing được ứng dụng rộng rãi tại các trường tiểu học ở Anh và nhiều trường quốc tế trên thế giới, góp phần khơi dậy niềm đam mê tiếng Anh cho nhiều bạn học sinh.

Lấy cảm hứng từ bản năng học tập tự nhiên của trẻ, Talk 4 Writing dẫn dắt các em qua ba bước:

  • Bắt chước (Imitation): Trẻ được đắm mình trong những câu chuyện hấp dẫn, lặp lại các mẫu câu và ngữ pháp một cách tự nhiên, tạo nền tảng vững chắc cho việc học ngôn ngữ.
  • Sáng tạo (Innovation): Dựa trên câu chuyện mẫu, trẻ được khuyến khích sáng tạo nội dung mới, thỏa sức khám phá và thể hiện bản thân bằng ngôn ngữ.
  • Ứng dụng độc lập (Independent Application): Trẻ tự tin vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế, giao tiếp hiệu quả trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Xem thêm: Talk 4 Writing: Hành trình chinh phục nghệ thuật Viết và Nói

Talk 4 Writing là một phương pháp giảng dạy được ứng dụng thường xuyên tại Hệ thống Trường Sydney
Talk 4 Writing là một phương pháp giảng dạy được ứng dụng thường xuyên tại Hệ thống Trường Sydney

Các giáo viên tại SISS đều hướng đến việc giúp học sinh phát triển khả năng diễn đạt ý tưởng một cách mạch lạc và logic trong văn bản, các hoạt động thảo luận và viết để qua đó, các em có thể nắm vững cách trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và thuyết phục. Thông qua phương pháp giảng dạy Talk 4 Writing, học sinh được nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong văn bản và giao tiếp, đồng thời được nuôi dưỡng niềm yêu thích ngôn ngữ, khơi dậy tiềm năng sáng tạo và bứt phá.

4. Phương pháp Multisensory Structured Language

Phương pháp giảng dạy Multisensory Structured Language (hay Giáo dục ngôn ngữ cấu trúc đa giác quan) là một trong những cách tiếp cận đặc biệt tại SISS, được thiết kế để giúp học sinh học tập ngôn ngữ hiệu quả hơn bằng cách sử dụng cùng lúc nhiều giác quan trong quá trình học tập.

Học sinh được tham gia vào các hoạt động thực hành, bao gồm nghe, nói, đọc, viết và vận động. Việc sử dụng nhiều giác quan giúp kích thích não bộ và tạo ra môi trường học tập tương tác đa dạng.

Học sinh đang được áp dụng phương pháp giảng dạy Multisensory Structured Language để nhận biết chữ cái bằng xúc giác
Học sinh đang được áp dụng phương pháp giảng dạy Multisensory Structured Language để nhận biết chữ cái bằng xúc giác

Giáo viên tại SISS sẽ sử dụng các phương tiện giảng dạy đa dạng như hình ảnh, âm thanh, video và các hoạt động thực hành để tăng cường trải nghiệm học tập của học sinh. Sự kết hợp giữa các phương tiện giảng dạy giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách toàn diện và sinh động hơn, ghi nhớ kiến thức tốt hơn và hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ. Các hoạt động như diễn kịch hay tạo hình với ngôn ngữ giúp học sinh dễ dàng áp dụng kiến thức vào thực tế và củng cố sự hiểu biết.

10 bước cơ bản để thiết kế hoạch bài học với phương pháp giảng dạy Multisensory Structured Language:

  1. Nhận thức về bảng chữ cái/âm vị học
  2. Chữ viết tay
  3. Đánh giá bài đọc
  4. Đánh giá bài chính tả
  5. Giới thiệu khái niệm từ ngữ
  6. Luyện đọc
  7. Chính tả
  8. Đọc/Viết mở rộng
  9. Thực hành ngôn ngữ nói
  10. Lắng nghe

Multisensory Structured Language là phương pháp giảng dạy không chỉ tập trung vào việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ mà còn vào việc phát triển các kỹ năng khác như kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đa phương tiện. Việc học tập tích hợp giữa ngôn ngữ và các kỹ năng khác giúp học sinh trở nên toàn diện và sẵn sàng cho thế giới bên ngoài. Giáo viên cung cấp hỗ trợ và phản hồi liên tục để đảm bảo rằng mỗi học sinh đều có cơ hội tiếp cận và hiểu biết kiến thức một cách tốt nhất.

Phương pháp Multisensory Structured Language tại SISS là một cách tiếp cận hiệu quả, tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào các hoạt động thực hành đa dạng, có cơ hội phát triển kỹ năng ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ, biến sự hiểu biết của mình trở nên toàn diện.

5. Phương pháp Count Me In Too (CMIT)

Năm 1996, Bộ Giáo dục New Zealand đã đưa ra dự án thí điểm phương pháp giảng dạy Count Me In Too cho các trường học như một dự án phát triển chuyên môn toán cấp cơ sở. Count Me In Too là một phương pháp giảng dạy đặc biệt tại SISS, được thiết kế để giúp học sinh phát triển kỹ năng toán học thông qua việc giải quyết các vấn đề thực tế và tham gia vào các hoạt động vui chơi thay vì viết ra và tính trên bề mặt giấy bút với các phép tính.

Phương pháp này giúp học sinh phát triển kỹ năng toán học thông qua việc giải quyết các vấn đề thực tế khi các em được tham gia vào các hoạt động chơi trò chơi, giải câu đố, giải quyết vấn đề quản lý tiền bạc,… và từ đây, biến toán học trở thành các dự án học tập hứng thú và hiệu quả.

Một trong các hình thức áp dụng Count Me In Too
Một trong các hình thức áp dụng Count Me In Too

Các bài toán thực tế giúp học sinh áp dụng kiến thức toán học vào các tình huống hàng ngày và hiểu rõ ý nghĩa và ứng dụng của toán học trong cuộc sống. Do đó, Count Me In Too không chỉ là việc truyền đạt kiến thức toán học hay tư duy logic mà còn là cách thức khuyến khích sự hứng thú và niềm say mê của học sinh đối với môn toán học.

Xem thêm: Phương pháp làm quen toán thú vị cho trẻ – Count Me In Too

SISS là trường áp dụng toàn diện các phương pháp giảng dạy tiên tiến kể trên. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, SISS cam kết mang đến cho học sinh môi trường học tập sáng tạo và hiệu quả, giúp học sinh phát triển toàn diện và đạt được thành công trong tương lai.

Để tìm hiểu thêm về Hệ thống Trường Sydney, Quý phụ huynh vui lòng liên hệ hotline (028) 777 666 88 hoặc Facebook.


ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Liên hệ với SISS để được giải đáp các thắc mắc về Chương trình đào tạo và tư vấn tuyển sinh.

Trở lại Góc học tập
right arrow time clock pin e