Con vào lớp 1 – Hành trang cần có để khởi đầu thành công

28 Tháng Sáu, 2023

Khi con vào lớp 1, đâu là những kỹ năng mà gia đình cần chuẩn bị cho con trước khi năm học bắt đầu? Tâm lý trẻ vào lớp 1 sẽ có những đặc điểm nào cần lưu ý và làm thế nào để con vượt qua khủng hoảng khi phải thay đổi môi trường học?

Những kỹ năng cần thiết dành cho học sinh lớp 1
Những kỹ năng cần thiết dành cho học sinh lớp 1

Việc chuyển giao từ Mầm non lên Tiểu học là một bước ngoặt lớn đối với học sinh ở độ tuổi này. Không chỉ có những tác động từ việc thay đổi môi trường và phương pháp học, những thay đổi trong tâm sinh lý cũng là điều dễ khiến con rơi vào khủng hoảng khi con vào lớp 1. Dưới đây là những kỹ năng và tâm lý mà ba mẹ cần trang bị trước để con không còn bỡ ngỡ hay cảm thất lạc lỏng ở môi trường mới.

1. Các kỹ năng cần chuẩn bị cho học sinh lớp 1

Ở các lớp Mầm non, trẻ cũng đã được thầy cô trang bị một số kỹ năng về đọc viết, toán số hay tự chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, trẻ đã quen với sự đồng hành và chăm sóc của các thầy cô nên đôi khi sẽ gặp khó khăn khi phải tự mình thực hiện. Để hỗ trợ tốt hơn cho trẻ, ba mẹ có thể tham khảo các kỹ năng cần chuẩn bị dưới đây.

1.1. Kỹ năng đọc

Con vào lớp 1 cũng là lúc chương trình học sẽ nặng hơn về cả chất và lượng. Một trong những kỹ năng bắt buộc dành cho học sinh ở độ tuổi này là kỹ năng đọc. Đối với chương trình của Bộ GD&ĐT, ba mẹ có thể dạy trẻ cách nhận biết mặt chữ tiếng Việt và lý tưởng hơn là cách đánh vần các từ đơn, từ ghép đơn giản. Đối với các chương trình song ngữ hay quốc tế, ba mẹ có thể kết hợp với các giáo viên giàu kinh nghiệm để dạy trẻ cách phát âm tiếng Anh cho đúng chuẩn.

1.2. Kỹ năng viết

Bên cạnh đó, kỹ năng viết cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong nhóm các kỹ năng cho trẻ lớp 1. Trẻ có thể học đồ theo các mẫu chữ có sẵn và để kích thích sự hứng thú của trẻ, ba mẹ có thể cho trẻ thỏa thích viết những nét mà mình muốn. Ngoài ra, trẻ nên được hướng dẫn cách cầm bút, cách đặt vở ngay ngắn, cách ngồi đúng tư thế,… Ba mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tập sử dụng bút để quen với các chuyển động của ngón tay và cổ tay, từ đó giảm thiểu tình trạng mỏi, đau khi dùng bút.

1.3. Kỹ năng đếm, làm toán

Ở bậc học trước đó, có thể trẻ đã được dạy về kỹ năng đếm và làm các bài toán đơn giản thuộc chương trình tiền tiểu học hoặc tiểu học. Ba mẹ cần nắm bắt ưu thế này để giúp con duy trì thói quen làm toán và không bị quên những kiến thức cơ bản khi con vào lớp 1. Ở nhà, ba mẹ có thể ứng dụng phương pháp “play-based learning” để giúp trẻ hứng thú hơn trong các bài tập làm toán. Đó có thể là các bài đếm chén, đũa, hay phép cộng trừ các đồ ăn trong tủ lạnh,…

Kỹ năng làm toán có vai trò quan trọng với trẻ lớp 1
Kỹ năng làm toán có vai trò quan trọng với trẻ lớp 1

1.4. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Để trẻ không gặp những trở ngại trong thời gian ở trường, ba mẹ cần dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân như tự ăn, tự uống, tự vệ sinh cá nhân, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo, tự làm bài,… Ở nhà, ba mẹ có thể quan sát cách trẻ tự làm các hoạt động và hướng dẫn lại nếu trẻ chưa thực hiện đúng. Kỹ năng cho trẻ lớp 1 này cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh việc trẻ sợ sệt, lùng túng và không dám hỏi ba mẹ nếu lỡ làm sai.

1.5. Kỹ năng đặt câu hỏi

Trí tưởng tượng của trẻ nhỏ là vô hạn và việc đặt câu hỏi là yếu tố giúp trẻ nuôi dưỡng trí tưởng tượng đó. Ở độ tuổi Mầm non, chúng ta có thể thấy trẻ sẽ hỏi bất kỳ điều hiện hữu xung quanh, nên ba mẹ hãy tiếp tục kỹ năng cho trẻ lớp 1 này. Hơn nữa, chúng ta cũng cần hướng dẫn trẻ đặt câu hỏi một cách đầy đủ và chuẩn xác, tránh đi lan man. Không nên lảng tránh hay trả lời câu hỏi của trẻ một cách qua loa vì điều đó sẽ khiến trẻ thiếu tự tin khi đưa ra các câu hỏi.

1.6. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Một trong những nỗi lo âu của phụ huynh khi có con vào lớp 1 là con thường hay nổi nóng, khóc nhè và không biết cách kiểm soát cảm xúc cá nhân. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc học của con và cả những người xung quanh. Vì vậy, ba mẹ có thể chỉ bảo con cách điều tiết và ổn định cảm xúc cũng như cách để trình bày vấn đề với thầy cô thay vì thể hiện cảm xúc một cách thái quá.

Thông thường, tại các trường quốc tế như SISS, học sinh sẽ luôn có sự hỗ trợ và đồng hành của các giáo viên tâm lý. Nhờ đó, các em sẽ giảm thiểu các vấn đề về tâm lý cũng như được trang bị những kỹ năng và kiến thức để vượt qua khủng hoảng ở độ tuổi của mình.

1.7. Kỹ năng kết nối, hòa nhập

Đây là một trong các kỹ năng cần chuẩn bị cho học sinh lớp 1 khi các con phải đổi sang một môi trường mới. Ba mẹ có thể hướng dẫn con hoặc cho con xem những video về cách làm quen với bạn bè, thầy cô hay cách con giới thiệu bản thân trước đám đông. Bên cạnh đó, các kỹ năng như tôn trọng, thấu cảm, vâng lời người lớn hay nói lời cảm ơn, lời xin lỗi cũng là những điều hay để trang bị cho trẻ.

Trẻ lớp 1 cần học những kỹ năng kết nối, hòa nhập với bạn bè
Trẻ lớp 1 cần học những kỹ năng kết nối, hòa nhập với bạn bè

1.8. Kỹ năng yêu cầu sự giúp đỡ

Tuy rằng con vào lớp 1 vẫn sẽ nhận được sự chăm sóc của giáo viên, nhưng các em cũng cần biết cách để bày tỏ những khó khăn và tìm sự giúp đỡ từ người khác, đặc biệt là trong vấn đề học tập hay khi ở môi trường bên ngoài lớp học. Ba mẹ có thể dạy trẻ cách nói lên khó khăn của mình và với mỗi vấn đề, trẻ nên tìm đến sự giúp đỡ của ai, đó có thể là bạn bè, giáo viên, người thân hay chú bảo vệ, chú công an,… Ngoài ra, ba mẹ cũng nên để trẻ học cách giúp đỡ người khác từ việc cho phép trẻ làm việc nhỏ trong nhà, phụ ba mẹ chăm sóc em,…

1.9. Kỹ năng tập trung

Tâm lý trẻ vào lớp 1 thường sẽ cần được rèn giũa một cách linh hoạt và mềm mỏng. Trẻ ở độ tuổi này đặc biệt thích việc vui chơi, chạy nhảy và không có khả năng tập trung cao. Chính vì vậy, dạy con cách tập trung cũng là kỹ năng mà ba mẹ cần lưu ý. Để làm tốt điều đó, ba mẹ có thể giảm tải các yếu tố ngoại cảnh để tránh thu hút sự chú ý của trẻ, thiết kế không gian học một cách tối giản cũng là một ý tưởng hay. Ngoài ra, trẻ cũng cần được yêu cầu nghiêm chỉnh thực hiện các việc cần làm rồi mới chuyển sang việc khác.

Sự kiện trải nghiệm: Một tuần trở thành học sinh lớp 1 tại SISS (hoàn toàn miễn phí)

2. Những lưu ý về mặt tâm lý trẻ vào lớp 1

Bước vào giai đoạn con vào lớp 1, tâm sinh lý của con sẽ có những thay đổi đáng kể. Việc ba mẹ cần làm là theo dõi sát sao để nhận ra những điều bất thường và trở thành người đồng hành giúp trẻ vượt qua khó khăn. Đối với tâm lý trẻ vào lớp 1, ba mẹ cần lưu ý những đặc điểm sau:

  • Khả năng kiểm soát, tập trung của trẻ còn giới hạn
  • Trẻ thích những hình ảnh mang tính trực quan
  • Trí tưởng tượng của trẻ đã trở nên phong phú
  • Nhận thức và cảm xúc của trẻ dần trở nên rõ nét hơn
  • Trẻ đã nhận thức được việc giữ hình tượng trước đám đông
  • Trẻ có nhu cầu lắng nghe và bày tỏ nhiều hơn
Trẻ vào lớp 1 có những đặc điểm tâm lý mà ba mẹ cần lưu ý
Trẻ vào lớp 1 có những đặc điểm tâm lý mà ba mẹ cần lưu ý

Để tránh ảnh hưởng đến những trải nghiệm đầu đời khi con vào lớp 1, ba mẹ cần hết sức lưu ý những đặc điểm tâm lý kể trên. Nếu cần thiết, hãy tìm đến sự trợ giúp của các giáo viên hoặc bác sĩ tâm lý.

Trên đây là những tổng hợp về những điều ba mẹ cần lưu ý về kỹ năng cho trẻ vào lớp 1. Trẻ ở độ tuổi này tuy không thể hiện quá rõ cái tôi cá nhân, nhưng ba mẹ cũng cần nhẹ nhàng và linh hoạt trong việc chỉ dạy con. Khi con vào lớp 1, ba mẹ hãy là người bạn đồng hành tin tưởng của con nhé. Đó cũng sẽ là nền tảng để con có những trải nghiệm học đường thú vị và đáng nhớ.

Để tìm hiểu thêm về chương trình Tiểu học Song ngữ tại SISS, Quý phụ huynh vui lòng liên hệ 0988 966 688 hoặc Facebook.


ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Liên hệ với SISS để được giải đáp các thắc mắc về Chương trình đào tạo và tư vấn tuyển sinh.

Trở lại Góc học tập
right arrow time clock pin e