Giáo dục Well-being – Xu hướng mới trong ngành giáo dục

02 Tháng tư, 2023

Hiện nay, Well-being rất được chú trọng ở một số trường quốc tế tại Việt Nam, điển hình nhất trong số đó có Hệ thống Trường Sydney (SISS). Hiểu như thế nào cho đúng về giáo dục hạnh phúc và vì sao học sinh Việt Nam cần well-being?

Well-being - Tiêu chuẩn tại Hệ thống Trường Sydney (SISS)
Thế nào là well-being trong giáo dục? Nguồn ảnh: SISS

1. Well-being là gì?

Khi tìm hiểu well-being là gì, chúng ta thường nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau. Xét về ngôn ngữ học, đây là một từ đa nghĩa. Khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, tầng nghĩa của từ này không chỉ tương đương với hạnh phúc mà đôi lúc còn được hiểu là sự viên mãn, sự sung túc, sự thịnh vượng…

Nói về well-being là gì, đôi khi, chúng ta thường nhầm lẫn giữa cách sử dụng từ này và từ happiness vì cả 2 từ này khi được dịch sang tiếng Việt đều mang hàm ý chỉ sự hạnh phúc. Tuy nhiên, trong khi happiness được dùng để mô tả về mặt cảm xúc thì well-being lại nói đến một phạm trù to lớn hơn. Đó là một sự tổng hòa của cảm xúc hạnh phúc, trạng thái thăng hoa của sức khỏe tinh thần, trạng thái khỏe mạnh của sức khỏe thể chất, cùng với đó là sự hài lòng đối với cuộc sống.

Trong thời đại nơi bất kỳ ai cũng gặp các vấn đề về tâm lý, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, giáo dục well-being là liều thuốc hiệu quả cho những tâm hồn tổn thương và mong muốn được chữa lành. Trường học là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe tinh thần của học sinh bởi lẽ các em dành thời gian chính trong ngày để đến trường, gặp gỡ thầy cô và bạn bè. Lẽ dĩ nhiên, trường học cũng là một trong những nơi học sinh dễ bắt gặp các vấn đề tiêu cực về mặt cảm xúc.

2. Một trường học hạnh phúc sẽ được định nghĩa thế nào?

Trong giáo dục, người ta cũng thường sử dụng các cụm từ như giáo dục well-being để chỉ về một nền giáo dục mà ở đó, sức khỏe tinh thần của học sinh được chú trọng hàng đầu. Một số nhà giáo dục nỗ lực xây dựng các trường học hạnh phúc nơi học sinh không chỉ tìm hiểu vể khái niệm well-being như một khóa học bổ trợ mà được tiếp xúc với nó mỗi ngày thông qua các tiết học chính thức.

Giáo dục hạnh phúc giúp học sinh vượt qua mọi rào cản về mặt tâm lý, hiểu rõ mục đích học tập và mục đích sống của bản thân, biết cách cân bằng cảm xúc và biết cách xây dựng và dung hòa trong một cộng đồng hạnh phúc. Để đạt được mục đích đó, một trường học hạnh phúc cần phải dạy trẻ về well-being ngay từ bậc học nhỏ nhất. Thời gian cùng với môi trường giáo dục tốt sẽ giúp trẻ trở thành những người học hạnh phúc.

Các khía cạnh mà học sinh có được từ một trường học hạnh phúc bao gồm:

  • Cảm thấy an toàn về mọi mặt, hiểu rõ giá trị bản thân và được tôn trọng
  • Tích cực và tham gia vào các hoạt động học tập và xã hội
  • Có lòng tự trọng tích cực, hiểu rõ năng lực bản thân và ý thức tự chủ
  • Có mối quan hệ tích cực và hỗ trợ với giáo viên và bạn bè
  • Không cảm thấy bị cô lập, bỏ rơi và luôn thấy mình là một phần của tập thể
  • Cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của mình ở trường

Hơn nữa, kiến thức hàn lâm và sức khỏe tinh thần luôn có một mối quan hệ chặt chẽ. Do đó, giải quyết vấn đề sức khỏe của người học là chìa khóa để nâng cao kết quả giáo dục.

Học sinh tại thư viện Hệ thống Trường Sydney (SISS)
Mỗi học sinh nên được tiếp cận well-being từ nhỏ. Nguồn ảnh: SISS

3. Xu hướng giáo dục hạnh phúc ở Việt Nam và trên thế giới

Nếu chúng ta tìm kiếm từ khóa well-being là gì trên Google, kết quả trả về sẽ không quá đa dạng. Một số trường ở Việt Nam vẫn xem well-being chỉ là một khóa học bổ trợ hoặc chỉ mới tổ chức tìm hiểu về khái niệm này gần đây. Ngược lại, học sinh tại một số trường quốc tế dạy theo chương trình Oxford hay chương trình Úc đã biết đến khái niệm này từ khá lâu.

Trong khi đó, xu hướng giáo dục của các trường học ở Mỹ, Anh, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Nhật Bản hay Úc là xây dựng mô hình trường học hạnh phúc theo nhiều cách thức khác nhau. Tại Bang New South Wales của Úc, học sinh được chăm chút rất kỹ về sức khỏe tinh thần, được học về các quyền trẻ em, được bảo vệ khỏi những mối đe dọa về thể chất và tinh thần. Những nội dung liên quan đến well-being được triển khai kỹ lưỡng trong từng tiết học hay trong các hoạt động bổ trợ học tập.

Xem thêm: Sự khác biệt của Hệ thống Trường Sydney

4. Các khía cạnh của giáo dục well-being

Trong môi trường học đường, well-being sẽ được triển khai theo những khía cạnh gồm:

  • Sức khỏe tinh thần: Học sinh học cách nhận biết tâm trí, trạng thái cảm xúc của bản thân và cách kiểm soát chúng. Bên cạnh đó là các bài học về tâm lý học đường, tâm lý xã hội, cách để vượt qua những tổn thương, cũng như cách để chữa lành bản thân.
  • Sức khỏe thể chất: Để có một thể trạng tốt, học sinh cũng cần rèn luyện thể chất thông qua các môn học về thể dục, thể thao. Học sinh được học một cách bài bản, phát triển theo lộ trình phù hợp với sức khỏe của bản thân.
  • Cá nhân học sinh: Bên cạnh sức khỏe tinh thần, các em cũng sẽ biết cách nhận biết những điểm mạnh – yếu của bản thân, mục tiêu phát triển và định hướng tương lai, cách để đóng góp cho sự phát triển của lớp học, cộng đồng và xa hơn là thế giới.
  • Các mối liên hệ bên ngoài: Ngoài ra, cách để duy trì tốt các mối quan hệ xung quanh cũng là một khía cạnh quan trọng của giáo dục well-being. Đó có thể là mối quan hệ với ba mẹ, người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô hoặc với bất kỳ ai trong xã hội.
Môi trường giáo dục hạnh phúc tại Hệ thống Trường Sydney (SISS)
SISS nỗ lực xây dựng mô hình trường học hạnh phúc. Nguồn ảnh: SISS

5. Well-being ở Hệ thống Trường Sydney

Hệ thống Trường Sydney (SISS) tại TP. HCM là một trong số ít trường hướng đến hành trình kiến tạo well-being dành cho học sinh Việt Nam. Trường Sydney rất chú trọng bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của trẻ em và quan tâm phát triển sức khỏe tinh thần toàn diện bên cạnh thể chất. Các thầy cô tại SISS luôn nỗ lực biến việc học thành niềm vui, xây dựng môi trường học tập hạnh phúc cho trẻ và giúp trẻ trở thành những người học hạnh phúc.

SISS tự hào xây dựng mô hình trường học hạnh phúc theo các tiêu chuẩn của chương trình giáo dục Bang New South Wales khi là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam được cấp phép giảng dạy chương trình này. Là trường thành viên của Hệ thống Trường Tây Úc (WASS), Trường Sydney triển khai hai Hệ là Song ngữ Tích hợp và Quốc tế Toàn phần với lộ trình học và lấy bằng đa dạng. Năm học 2023 – 2024, SISS sẽ chính thức tuyển sinh với nhiều chính sách ưu đãi học phí lên đến 20%.

Tin rằng trong tương lai, bất kỳ mầm non nào cũng được trao quyền tiếp cận hành trình kiến tạo well-being từ sớm để từ đó, các bạn sẽ trở thành những người trẻ hạnh phúc và xây dựng một Việt Nam thịnh vượng.

Để tìm hiểu thêm về giáo dục well-being tại Trường Sydney, Quý phụ huynh vui lòng liên hệ hotline 0988 966 688 hoặc tìm hiểu thêm tại Facebook.


ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Liên hệ với SISS để được giải đáp các thắc mắc về Chương trình đào tạo và tư vấn tuyển sinh.

Trở lại Góc học tập
right arrow time clock pin e